0339.337.337

8 sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nhỏ lẻ

Thị trường đầu tư là thị trường gắn liền với túi tiền và cảm xúc. Nhà đầu tư cũng phải có nhiều trải nghiệm với thăng trầm của thị trường mới dần tích lũy được kinh nghiệm để thành công. Nhưng để chúng ta đủ trải nghiệm, đủ để thành công chúng ta đã phải trả giá quá nhiều. Vậy nên chúng ta phải siêng năng tìm hiểu và đứng trên vai người khổng lồ.

Năm 2009, năm nhất đại học, mình đã tham gia trên thị trường chứng khoán không có chút kiến thức nào trên thị trường. Mình mua bán lung tung thích gì mua đó 2 năm đầu chiến tích chỉ là đánh đâu thua đó. Nhưng thấy thị trường rất hấp dẫn nên dù có thất bại mình cũng không hề nản chí. Quyết định tìm nguyên nhân tại sao mình thất bại và làm sao để chiến thắng. Hồi đó các sàn chứng khoán còn rất đông nhà đầu tư lên sàn ngồi bàn luận hô nhau mua bán. Trong nhiều nhà đầu tư nhiều người khuyên: “Con đừng nên tham gia cái này, cái này giống đánh bạc con à”.

Mình chỉ cười và nghĩ mình chưa găp được 1 người thầy giỏi. Mình đi học rất nhiều khóa học nhưng cũng chỉ thấy dạy những thứ cơ bản đặt lệnh, và các kiến thức chỉ có trong sách vở và ngay cả các thầy chứng khoán cũng khá bi quan về thị trường lúc đó. Nên mình tiếp tục đi tìm và suy nghĩ: “Chỉ có nhà đầu tư giỏi trên thị trường mới là một người thầy giỏi nhất”.

Sau 1 thời gian dài tìm kiếm, một ngày mình gặp được 1 chú trên sàn chứng khoán chia sẻ. Nhìn chú không như mọi người, ngồi lặng lẽ và rất điềm tĩnh, khi mọi người thua lỗ nhìn chú vẫn tỉnh rụi và còn thấy có vẽ thích thú. Mình bắt chuyện với chú, chú đã chia sẽ cho mình rất nhiều kiến thức, càng hỏi mình thấy càng hay và nghiệm ra được nhiều thứ. Sau gần 1 buổi chia sẻ chú mới sực nhớ ra điều gì. À! Đáng ra những chia sẻ này mày phải mất tao mấy chầu cafe và chú cười “ha ha”.

Sau khi về mình lục máy tính của mấy ông anh ngày trước chơi chứng khoán có 1 bài viết về những sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Mình đọc đi đọc lại rất nhiều lần, càng đọc càng cảm thấy mình mắc tất cả các lỗi của nhà đầu tư thường mắc phải và mình cảm thấy rất vui mừng như tìm ra được bí kíp vậy. Kết hợp với những kiến thức mà nhà đầu tư lão luyện trên thị trường chia sẻ mình quyết định thay đổi và làm ngược lại tất cả những gì mình đã làm khi đầu tư trước đó. Và mình bắt đầu giao dịch có lãi và có 1 số thành công kha khá, tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng mình cảm thấy 1 chút tia nắng trong đường hầm tối tăm.

Sau đó mình giao dịch bắt đầu tốt lên và đã có những khoản lãi lớn, dẫn nguyên nhóm bạn thân đại học đi ăn Beef Steak Hỏa Diệm Sơn. Năm tư đại học, mình được nhận làm cộng tác viên của công ty chứng khoán, mình giao dịch nhân đôi tài khoản. Tài khoản của mình lãi mấy trăm triệu và đã giúp vài khách hàng nhân đôi tài khoản chứng khoán với số tiền khá lớn trong vòng 1 tháng vừa ra trường, mình được nhận ngay vào làm môi giới chứng khoán vì đủ target.

Nhưng sau tháng 3 tới tháng 11 theo kinh nghiệm của mình chứng khoán chỉ có 1 chiều giảm điểm. Mình khuyến nghị khách hàng đứng ngoài thị trường. Với nghề môi giới thì phải có target, có doanh số mới có tiền. Muốn đủ doanh số thì mình phải ép khách giao dịch ngay cả trong thị trường xấu, nhưng với kinh nghiệm của 1 nhà đầu tư mình biết nếu giao dịch trong 1 thị trường xấu chắc chắn nhà đầu tư sẽ thất bại. Mình quyết định xin nghỉ làm môi giới chứng khoán và chỉ làm cộng tác viên khi nào có sóng thì mình khuyến nghị nhà đầu tư giao dịch còn không có sóng thì mình nghỉ, làm công việc khác.

Sau đó mình bén duyên với Hàng Hóa Phái Sinh vì mình tìm kiếm cho khách 1 kênh đầu tư khi thị trường chứng khoán trở xấu. Forex thì mình hơi ngại vì nhà nước cấm, không được pháp luật cho phép. Mình ở Gia Lai và mẹ mình được ngân hàng giới thiệu giao dịch cà phê qua ngân hàng Sacombank nên mình rất yên tâm.

Mình bắt đầu giao dịch cà phê và hướng dẫn khách hàng giao dịch cà phê, dẫn khách qua giao dịch hàng hóa phái sinh giúp khách nhân 3 tài khoản từ 1 tỷ lên 3 tỷ. Từ đó, mình đã mê và thấy được tiềm năng ở thị trường Hàng Hóa Phái Sinh. Tuy lúc đó tư vấn khách không được phí môi giới nhưng cảm thấy rất vui, như tìm được 1 cái gì đó ý nghĩa. Từ đó mình quyết tâm theo đuổi thị trường này để giúp nhà đầu tư có 1 kênh đầu tư khi những kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, BDS lặng sóng.

Sau đó mình nhận ra rằng, để thành công là làm ngược lại hoàn toàn những nhà đầu tư thất bại luôn làm. Nguyên lý thật đơn giản.

Sau đây là những sai lầm hồi đó mình đọc thấy rất hay và cộng thêm kinh nghiệm bản thân, mình chia sẻ lại cho các nhà đầu tư tham khảo.

Sai lầm số 1:

Xu hướng là bạn của nhà đầu tư, đánh sai xu hướng như là chặn đầu xe tải.
Trong đầu tư nếu xu hướng thị trường là tăng mà chúng ta đa số đánh ngược lại thị khả năng thất bại là rất cao. Ví dụ xu hướng hàng hóa tăng mà chúng ta bán xuống thì rất mạo hiểm, ăn ít, mất lớn. Trong chứng khoán giai đoạn chứng khoán giảm mạnh chúng ta cố tìm những cổ phiếu đi ngược thị trường thì thật sự mạo hiểm, vì khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu xấu đa số các mã tốt xấu gì cũng giảm điểm.

Khi xu hướng hàng hóa tăng mạnh thì đa số các mặt hàng như bắp, ngô, lúa mì, đậu tương, dầu dậu tương đều tăng giá và ngược lại. Cộng với xu hướng chung của các loại hàng hóa là tăng hay giảm để chúng ta luôn đi đúng xu hướng.

Sai lầm số 2:

Chiến thuật trung bình giá xuống khi nhà đầu tư vào lệnh. Khi thua lỗ họ không chịu chấp nhận sai lầm và cắt bỏ cái thua lỗ của mình. Mà tiếp tục mua thêm để trung bình giá, để được giá thấp hơn cảm giác sẽ mua giá hời hơn. Chiến lược này gây ra tình trạng nhà đầu tư đi ngược xu hướng tiếp tục lỗ lớn vì khi 1 xu hướng đã đi là đi rất xa.

Nguyên tắc thành công là làm ngược lại: Khi vào lệnh, chúng ta chưa rõ xu hướng thì nên vào 1 lệnh gọi là ném đá dò đường. Khi thị trường đi đúng xu hướng chúng ta tiếp tục vào lệnh tiếp theo trung bình giá lên và dời chặn lỗ lên điểm mua của lệnh số 1. Chiến lược này nhiều nhà đầu tư chứng khoán và hàng hóa đã áp dụng khá thành công.

Sai lầm số 3:

Nhà đầu tư luôn có tâm lý: giá này rẻ rồi không thể rẻ hơn nữa, giá này cao rồi không thể cao hơn nữa.
Đối với chứng khoán nhà đầu tư mong muốn ôm cổ phiếu giá thật rẻ không nghĩ giá rẻ rồi nó còn rẻ hơn nữa và công ty có thể phá sản, giá trị cổ phiếu về 0. Tăng rồi không tăng nữa, giá cổ phiếu cao quá nhưng thị trường luôn trả giá tốt cho mặt hàng chất lượng. Làm ăn kinh doanh tốt ngày 1 cao, ví dụ: VNM, DHG, MWG, FPT,MSN,BVH giá bao nhiêu năm cao rồi vẫn tiếp tục cao. Hàng hóa lên cao nghĩ nó không lên cao nữa những nó vẫn tiếp tục lên cao.

Sai lầm số 4:

Ngại mua cổ phiếu giá cao vì mua được ít cổ phiếu, muốn mua cổ phiéu giá rẻ vì mua được số lượng nhiều. Về dòng tiền thì nhân lời trên % vốn chứ không phải số lượng cổ phiếu. Warren butffet có nói 1 câu: “Mua cổ phiếu tuyệt vời với giá vừa phải, không mua cổ phiểu vừa phải với giá tuyệt vời”. Những cổ phiếu bluechip và lager chip nhưng vào thời điểm tốt giá nằm vùng tốt mua vào. Chứ không phải những cổ phiếu lái FLC, ROS, HAI, BLF, AMD,…những cổ phiếu mà thị giá vốn vài trăm tỷ, cổ phiếu lưu hành thị trường ít.

Những cổ phiếu như này không khác gì đánh bạc, bản chất sinh ra để làm giá bán giá cao cho nhà đầu tư. Lên 20 thấy về 10 tưởng ngon, có khi nó còn về 5, về 3, về 1. Nó còn chia cổ phiếu giá giảm và hạn chế bán trong mấy tháng để giam hàng nhà đầu tư. Nếu không hiểu bản chất nhà đầu tư dễ mắc phải những sai lầm như vậy.Sai lầm số 2 kết hơp sai lầm số 4 nhà đầu tư sẽ trắng tay.

Sai lầm số 5:

Kiên quyết không chấp nhận sai lầm, không dám cắt lỗ, thắng thua là chuyện bình thường trong đầu tư xác suất lên xuống 50:50 nên việc sai là chuỵện bình thường. Khi chúng ta vào lệnh có rất nhiều yếu tố những tin bất ngờ ập tới không lường trước được, nên khi chúng ta sai 5%-7% chúng ta cắt, chờ cơ hội khác, còn chúng ta mất 50% thì phải lời lại 100% mới lấy lại vốn, điều này cực kỳ khó khăn. Vậy nên có lúc chúng ta ăn 10% – 20% thì cũng phải có lúc lỗ 5% – 7%.

Chấp nhận sai đúng là điều tất yếu trong đầu tư. Có thể chúng ta cắt sai nhưng nó sẽ giúp chúng ta an toàn vượt qua bão tố thị trường. Giống sự kiện bầu Kiên vừa ra tin, phiên sáng còn tăng nhẹ nếu nhà đầu tư tỉnh táo cắt lỗ thì cũng sẽ không ảnh hưởng bao nhiêu. Dầu đậu tương bán 29.0x lên 29,3 cắt lỗ thì cũng không gồng lỗ tới 31.5 và có thể đảo ngược đánh đúng xu hướng thị trường. Nên cắt lỗ cần 1 nhà đầu tư bản lĩnh và nó phải là 1 kỹ năng.

Sai lầm số 6:

Hãy tham lam khi người khác sợ hãi,và hãy sợ hãi khi người khác tham lam –  “Warren buffet”.
Sao mình làm giống ông này mà mình vẫn lỗ nặng, cổ phiếu không có khái niệm giá rẻ hoặc giá cao mà là cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu, thị trường thì có thị trường tốt và thị trường xấu. Hãy mua cổ phiếu doanh nghiệp tốt nhất nếu chưa am hiểu thì nên lựa chọn cổ phiếu đầu ngành lúc nhà đầu tư sợ hãi nhất, cộng thời điểm chứng khoán chuẩn bị chốt NAV giai đoạn cuối năm. Và nó bắt đầu tăng lại từ đáy thì mình mới tham lam. Chứ cứ bắt dao rơi tự cho mình làm giống nhà đầu tư thành công rồi thắc mắc sao lại thua lỗ.

Sai lầm số 7:

Mong manh giữa đầu cơ và đầu tư: Một khi đã kiếm tiền dễ dàng, những người nhạy cảm vào những lúc bình thường sẽ rơi vào cách hành xử giống như nàng Lọ Lem ở phòng khiêu vũ. Họ biết rằng, ở lại quá lâu trong đêm hội – một việc cũng giống như việc tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phiếu quá lớn so với mức lợi nhuận mà những công ty đó có thể đạt được trong tương lai – rốt cục sẽ chỉ đem đến quả bí ngô và những chú chuột. Khi chúng ta đầu tư và đầu cơ ranh giới rất mong manh. Chúng ta luôn muốn ở lại bữa tiệc thật lâu nhưng chúng ta không biết rằng chúng ta đang ở trong 1 bữa tiệc mà đồng hồ không có kim.

Sai lầm số 8:

Sử dụng tỷ lệ vay (đòn bẩy) quá lớn mà không biết kiểm soát nó. Nếu nhà đầu tư sử dụng tiền mặt để giao dịch hàng hóa hay chứng khoán thì rủi ro rất thấp. Nhưng nhà đầu tư lại sử dụng nó mà không có kiến thức về quản lý ký quỹ rất dễ khiến tài khoản rơi vào trạng thái nguy hiểm. Khi chúng ta có 1 vốn vay 1 vốn thì lợi nhuận rủi ro tăng gấp đôi, khi vay tỷ lệ 1:10 thì rủi ro tăng gấp 10 lần.

Điều này khiến tài khoản chúng ta biến động rất nhanh gây tâm lý hoảng sợ và mất kiểm soát, không thể cắt lỗ được khi số lỗ quá lớn. Vậy nên trước khi tham gia nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ phần ký quỹ của các sản phẩm đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo