0339.337.337

Nhận định thị trường hàng hóa phái sinh tuần 24.7

Nhận định thị trường hàng hóa tuần từ 24.7 đến 29.7.2023

Chào mừng các bạn đến với bản tin nhận định thị trường hàng hóa tuần từ 24.7 đến 29.7.2023 của team D.Commodity thuộc Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi.

Đây là bản tin nhận định các hàng hóa thuộc 4 nhóm Nguyên liệu công nghiệp, Năng lượng, Kim loại và Nông sản đang giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV

Nhận định về chỉ số sức mạnh đồng đô la DXY

DXY có một tuần hồi phục mạnh mẽ sau một tuần giảm mạnh trước đó, chỉ số này hồi phục vừ vùng giá thấp nhất trong hơn một năm ở 99.600 để kết thúc tuần ở 101.085

Tuần giao dịch tuần tới sẽ một lần nữa chỉ số DXY có thể có biến động mạnh với việc giới tài chính đang hướng về cuộc họp của Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) Mỹ trong đó có sự kiện bỏ phiếu về việc đặt mức lãi suất diễn ra vào ngày 26/7/2023.

Các nhà giao dịch theo dõi sự thay đổi lãi suất một cách chặt chẽ vì các lãi suất ngắn hạn là yếu tố chính trong việc định giá tiền tệ. Lãi suất thực cao hơn dự báo mang tính tích cực/xu hướng tăng giá đối với đồng USD, trong khi đó lãi suất thấp hơn dự báo tác động tiêu cực/xu hướng giảm giá đối với đồng USD.

Trong sự kiện tuần tới, giới phân tích cho rằng Fed sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 0.25% lần cuối trong năm.

Về đồ thị DXY cũng cho thấy khả năng chỉ số này tăng điểm, chỉ số này có thể hướng về vùng 102.100 là mức cân bằng của giá theo khung thời gian D1 trong tuần tới, nếu điều này xãy ra sẽ là áp lực giảm giá lên nhiều các nhóm hàng trong đó mạnh nhất là Kim loại, đặc biệt kim loại trú ẩn như Bạc, Bạch Kim.

Đầu tuần DXY có thể giảm về vùng hỗ trợ 100.700 sau đó bật tăng từ vùng giá này.

Chỉ số sức mạnh đồng đô la DXY

Chỉ số sức mạnh đồng đô la DXY, khung thời gian H4

Nhận định về thị trường Nông sản

Nhận định về thị trường lúa mỳ với hợp đồng tháng 9.2023 ( mã ZWAU23)

Lúa mỳ có một tuần hết sức biến động, giá đã có các bước tăng giá mạnh khi các sự kiện liên quan đến việc Nga rút khỏi thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen.

Dù cuối phiên tuần giá đã giảm mạnh khi vùng cao nhất ở 751 là một kháng cự của khung tuần. Tuy vậy xu hướng tăng ngắn hạn của lúa mỳ có thể tiếp tục ở tuần tới có thể tiếp diễn.

Giá lúa có thể về lại mức hỗ trợ thấp hơn ở 672 là vùng mây phẳng nhưng mốc hiện tại cũng là một hỗ trợ có thể giúp giá tăng trở lại.

Chiến lược giao dịch tuần tới là chờ BUY lúa mỳ tại vùng giá hiện tại 690 hoặc mức thấp hơn 672 cho mục tiêu chính là đỉnh của tuần qua ở mức 763

Đồ thị lúa mỳ tháng 9 khung thời gian D1

Nhận định về thị trường Ngô với hợp đồng tháng 9.2023 ( mã ZCEU23)

Giá Ngô sau một tuần trước đó giảm mạnh chủ yếu do yếu tố đáo hạn hợp đồng thì tuần vừa rồi có một sự hồi phục trở lại, đặc biệt sau sự kiện Nga rút khỏi thỏa thuận Ngũ cốc.

Giá Ngô có thể tiếp tục tăng trong tuần tới khi nhìn chung giá Ngô vẵn có xu hướng tăng hồi với khung thời gian dài để test lại vùng mây phẳng chính là kháng cự ở mức 573, đây cũng có thể là mục tiêu cho chiến lược BUY

Tuần tới chúng ta có thể chờ đợi một kịch bản giá Ngô sẽ về mức hỗ trợ 517 sau đó tăng lại, đây có thể là điểm chờ BUY để Ngô hướng tới mục tiêu 573.

Đồ thị Ngô khung thời gian H4

Nhận định về thị trường Đậu tương với hợp đồng tháng 11.2023( mã ZSEX23)

Đậu tương có tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp và hàng hóa này đã đạt được mức target cho chiến lược BUY khi giá đã tiếp cận vùng kháng cự và hoàn toàn có thể chứng kiến Đậu tương giảm giá từ vùng hiện tại này.

Hai mốc giá mà Đậu tương có thể giảm về trong tuần tới là 1371 hoặc thấp hơn ở 1347 có thể là mục tiêu cho một chiến lược SELL tuần tới.

Nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược SELL khi giá nằm dưới mưc 1394, đây có thể là mức giá để xác nhận sự giảm giá của Đậu.

Đồ thị Đậu tương khung thời gian H4

Đồ thị Đậu tương khung thời gian H4

Nhận định về thị trường khô đậu tương với hợp đồng tháng 9.2023( mã ZMEU23)

Khô đậu tương có một tuần lưỡng lự khi đóng cửa tạo ra một nến với đuôi dài cả 2 phía, dù là nến đỏ giảm giá, mức giá đóng cửa so với mở cửa là không chênh lệch nhiều.

Ngắn hạn trong các phiên tuần tới có thể chứng kiến giá giảm về các vùng hỗ trợ ngắn hạn ở 419 hoặc thấp hơn ở 413, đây cũng có thể là mức mục tiêu cho các lệnh SELL ngắn hạn.

Về trung hạn thì ngược lại giá khô đậu có thể tăng lên vùng giá 447, điều này có thể theo kịch bản là giá giảm về hỗ trợ

Ngắn hạn trong các phiên tuần tới có thể chứng kiến giá giảm về các vùng hỗ trợ ngắn hạn ở 419 hoặc ở 413, sau đó tăng giá trở lại.

Nhận định về thị trường khô đậu tương với hợp đồng tháng 9.2023( mã ZMEU23)

Nhận định về thị trường Dầu đậu tương với hợp đồng tháng 12.2023( mã ZLEZ23)

Xu hướng tăng giá của dầu đậu tương ở ngắn hạn và trung hạn có thể vẫn duy trì trong tuần tới khi đồ thị cho thấy lực tăng của hàng hóa này tiếp tục mạnh.

Tuần tới chiến lược giao dịch của đậu tương là lệnh BUY khi khả năng giá có thể chỉ điều chỉnh nhẹ về vùng hỗ trợ ở mức 62.30 và chúng ta sẽ giao dịch đậu theo chiến lược uptrend.

Nhận định về thị trường Nguyên liệu công nghiệp

Mặt hàng giao dịch Cotton kỳ hạn tháng 12/2023( mã CTEZ23)

Cotton có thể sẽ là sản phẩm đáng chú ý trong nhóm Nguyên liệu công nghiệp khi tuần qua xu hướng tăng giá đã được hình thành trong H4 và D1 là khung thời gia ngắn và trung hạn.

Mục tiêu của đợt tăng có thể đặt đến mức 88.00 hoặc cao hơn ở mức 94 trong thời gian sắp tới.

Tuần tới nhà đầu tư có thể quan sát và chờ đợi một lệnh BUY ở mức quanh 82.50 cho các mục tiêu ở trên.

Đồ thị cotton khung thời gian H4

Mặt hàng giao dịch Cacao kỳ hạn tháng 9/2023( mã CCEU23)

Ca cao có thể là sản phẩm duy nhất giữ được uptrend ở tất cả các khung thời gian từ H4 đến khung tuần D1 và với sản phẩm này chiến lược duy nhất là chờ BUY khi giá về lại các vùng hỗ trợ tiềm năng.

Tuần tới nhà đầu tư có thể chờ đợi giá về lại mức hỗ trợ 3350 để vào lệnh BUY, với các sản phẩm uptrend thì việc xác định target nên là theo các mục tiêu về lợi nhuận.

Mặt hàng giao dịch đường 11 kỳ hạn tháng 10/2023( mã SBEV23)

Đường cũng đáng chú ý với sóng tăng ngắn hạn, dù giá đang gần về mức mục tiêu 26.40 thì cũng còn một đoạn dài để giao dịch cho lệnh BUY.

Đầu tuần tới nhà đầu tư có thể chờ đợi một lệnh BUY khi giá có thể sẽ về lại hỗ trợ 24.50

Đồ thị đường thô khung thời gian H4

Mặt hàng giao dịch Coffee Arabica kỳ hạn tháng 9/2023( mã KCEU23)

Cà phê Arabica cũng có sự bứt phá trong tuần qua để đi theo xu hướng tăng giá của các hàng hóa khác thuộc nhóm này.

Dù xu hướng chính các khung thời gian đều đang là giảm giá, với việc H4 lấy lại được mức hỗ trợ đã giúp cho động lực tăng của cà phê này trở nên rõ ràng.

Chiến lược giao dịch tuần tới là chờ giá tăng cao hơn mức 161 sau đó test lại vùng mây phẳng của H4 lúc này là hỗ trợ cho giá để vào lệnh BUY.

Nhận định về thị trường Kim loại và Năng lượng

Nhận định về thị trường dầu thô với hợp đồng dầu WTI tháng 9.2023 ( mã CLEU23)

Dầu thô WTI có tuần thứ 3 liên tiếp tăng giá, tạo ra một xu hướng tăng mạnh cho khung thời gian ngắn hạn H4 cũng như vượt qua các vùng hỗ trợ D1. Giá lần thứ 2 đang tiếp cận mức giá cao nhất khoảng thời gian gần đây ở 77.30

Nhận định tuần tới dầu thô có thể phá vỡ được đỉnh ngắn hạn 77.30 để tiếp tục tăng giá, nếu như vậy mức target tiếp theo hướng đến của giá dầu là 82.00

Tuần tới cũng có những báo cáo liên quan đến tồn kho của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới sự biến động của giá, các báo cáo này phát hành vào 25/7/2023.

Chiến lược giao dịch cho dầu thô tuần tới là chờ giá về lại các hỗ trợ tiềm năng để vào lệnh, mức hỗ trợ có thể là 76.00

Đồ thị dầu thô WTI khung thời gian H4

Nhận định về thị trường khí tự nhiên với hợp đồng tháng 9.2023( mã NGEU23)

Thời gian này là thời điểm đáo hạn hợp đồng tháng 8 của khí, chúng ta sẽ chuyển sang giao dịch với hợp đồng khí tháng 9.

Khí tự nhiên đang trở lại với xu hướng tăng trong ngắn hạn của mình, tuy vậy với xu hướng giảm giá trên các khung dài hạn, các lệnh giao dịch của khí nên là ngắn.

Tuần tới giá khí có thể tăng lên mức 2.870 hoặc 2.900, chiến lược giao dịch cho tuần tới là chờ BUY khi giá về lại vùng hỗ trợ, mức hỗ trợ xem xét lệnh BUY đầu tiên là 2.690

Nhận định về kim loại Bạc tháng 9.2023( mã SIEU23)

Giá Bạc tuần tới sẽ có nhiều biến động do ảnh hưởng từ quyết định tăng lãi suất của FOMC gây nên tác động với chỉ số DXY và từ đó là giá Bạc, cho nên sẽ rất thận trọng trong giao dịch tuần tới.

Ngắn hạn cho thấy Bạc đang điều chỉnh về vùng hỗ trợ tiềm năng, có thể là mức 24.350 hoặc thấp hơn ở 23.830

Chiến lược giao dịch đầu tuần là ưu tiên lệnh SELL ở mức hiện tại 25.000 cho các mục tiêu kể trên, sau khi giá về các vùng hỗ trợ sẽ xem xét có chiến lược BUY từ hỗ trợ hoặc SELL phá vỡ.

Nhận định về kim loại Đồng tháng 9.2023 ( mã CPEU23)

Đồng ở trung và dài hạn đều gặp khó khi xu hướng tăng hay giảm đều chịu các áp lực từ các vùng hỗ trợ và kháng cự.

Đồng lúc này có thể sẽ thiên về xu hướng giảm trong ngắn hạn và giá có khả năng sẽ tìm về vùng hỗ trợ 2.7600 trong thời gian tới.

Ưu tiên chiến lược SELL thời điểm này nhưng cần thận trọng trong việc chỉ ra yếu tố xác nhận cho Đồng, điểm chờ SELL tuần tới có thể là 3.8250

Nhận định về kim loại Bạch kim với hợp đồng tháng 10.2023 ( PLEV23)

Khí tự nhiên có một tuần giảm giá sau khi rút chân khi gặp mức kháng cự ở giá 1000 và cùng với ảnh hưởng của giá đô la, Bạch kim ngắn hạn cũng cho thấy khả năng giảm giá.

Tuần tới chúng ta có thể mở lại lệnh SELL từ mức hiện tại 970 cho các mục tiêu ngắn hạn chừng 10 giá 1 lần giao dịch. Mức target của đợt SELL này có thể là 950

Như vậy là kết thúc các nhận định về hàng hóa hay giao dịch tại MXV ở cả 4 nhóm Nông sản, Nguyên liệu Công nghiệp, Năng lượng và Kim loại.

Một tuần giao dịch nữa lại sắp tới, kính chúc Nhà đầu tư có một tuần giao dịch thành công, xin hẹn gặp lại ở các bản tin tiếp theo của chúng tôi.

Contact Me on Zalo