Cách quản lý tiền của bạn bằng phương pháp 50/30/20
Nguyên tắc 50/30/20 là gì?
Nguyên tắc quản lý tài chính thần kỳ này được Elizabeth Warren (Top 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 – do Tạp chí Times bình chọn). Nói cho dễ hiểu, phương pháp 50/30/20 này sẽ phân chia thu nhập của bạn ra thành những phần rõ ràng hơn, từ đó bạn có thể kế hoạch tài chính tốt hơn.
Phần 50%: Nhóm chi phí tất yếu. (Needs)
Chi phí tất yếu là những chi phí mà bạn nhất định “phải chi” dù bạn đang trong giai đoạn nào đi chăng nữa và những chi phí này tương đối giống nhau vd: tiền điện, nước, thực phẩm, thuê nhà, di chuyển,…
Bạn không nên dùng quá 50% số thu nhập cho những chi phí này, nhưng nếu bạn trót vượt qua con số trên, thì hãy giảm bớt. Bằng cách sử dụng phương tiện công cộng, nấu ăn tại nhà,… Hoặc trong trường hợp bất khả kháng, bạn sẽ phải cắt bớt những khoản khác để bù vài chi phí tất yếu. Các chuyên gia khuyên bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân hơn là giảm ở mục tiêu tài chính.
Phần 30%: Nhóm linh hoạt. (Wants)
Phần tiền lương này chính là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không tất yếu. Một số chuyên gia xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện tại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc danh mục ”xa xĩ” là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Lý do danh mục này cao hơn 10% so với phần mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ nằm trong nhóm này.
Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân cũng giống như nhóm tất yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí nhóm này càng ít lại, tài chính càng được đảm bảo khi bạn về hưu.
Phần 20%: Nhóm tương lai-mục tiêu tài chính (Savings)
Đây là phần tiên lương bạn dùng để tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng rủi ro trong tương lai. Phần lương này chỉ nên được bổ sung khi danh mục tất yếu đã được xét đến và trước khi bạn quyết định chi cho khoản chi tiêu cá nhân.
Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn, và phần mục tiêu tài chính lớn hơn trước khi bạn bạn vào tuổi nghỉ hưu. “Nghỉ hưu” có thể là một khái niệm cần thiết ở tuổi 20 , 30 vì bạn bắt đầu tiết kiệm càng sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích góp hằng ngày.
Gia Cát Lợi chúc bạn thành công.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Kênh Đầu Tư Hấp Dẫn – Thị Trường Tiềm Năng Năm 2020
Buổi Tranning Của Giám Đốc Lương Tuấn Vũ Về Hàng Hóa Phái Sinh
Tổng Hợp Các Kiến Thức Về Thị Trường Hàng Hóa Phái Sinh Và Diễn Biến Thị Trường
Để lại một bình luận