0339.337.337

Mô hình giá Triple Top (Ba đỉnh)

Mô hình giá Triple Top (Ba đỉnh)

Mô hình 3 đỉnh – Triple Top được coi là một biến thể phụ của mô hình Vai Đầu Vai với mọi đặc điểm gần như giống nhau. Chỉ có một chút khác biệt nằm ở sự tương quan về mức độ của đỉnh trong mô hình ba đỉnh.

Mô hình giá Triple Top – Ba đỉnh là Gì

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là mô hình dự báo đảo chiều sau khi thị trường có một xu hướng tăng trước đó, được tạo nên từ 3 đỉnh giá cao tương đương nhau theo sau bằng vùng hỗ trợ bên dưới.

Khác với mô hình 3 đáy thì mô hình này thường hình thành trong khoảng thời gian ngắn hơn mà theo tiêu chuẩn thì dao động từ 3 đến 6 tháng.

Ý Nghĩa Mô hình giá Triple Top – Ba đỉnh

Tâm lý giao dịch của mô hình Triple Top được lý giải như sau: Mô hình Triple Top xuất hiện trong một xu hướng tăng. Giá cả tăng tạo ra một đỉnh mới (bên trái của mô hình) và sau đó giảm xuống tạo thành một đáy cao hơn (đáy bên trái của mô hình).

Như vậy, đến thời điểm này, biểu đồ vẫn thể hiện một xu hướng tăng vững chắc (đáy và đỉnh cao dần). Những người mua có thể nhìn thấy các đáy bên trái là cơ hội mua vì giá cả sẽ tăng lên một lần nữa.

Tuy nhiên, đỉnh ở giữa thất bại trong việc đẩy giá lên cao hơn. Giá hồi lại một lần nữa và sau đó cố gắng để di chuyển lên cao hơn. Tuy nhiên, trên đỉnh bên phải, giá lại không vượt qua hai giá đỉnh cao trước đó.

Đường kháng cự được tạo ra bởi các mức giá cao của hai đỉnh trước đó càng vững chắc và trở thành một trở ngại lớn mà những người mua phải vượt qua.

Sau đó, một hành động phải được thực hiện sau khi giá ra khỏi đỉnh thứ ba – người mua sẽ cố gắng để đẩy giá cao hơn và phá vỡ kháng cự và tạo ra một đỉnh mới hay người bán nhìn thấy sự yếu kém của lực mua và sẽ phá vỡ mức hỗ trợ bên dưới và tạo ra một xu hướng giảm mới?

Một khi đường hỗ trợ bị phá vỡ, quyết định đã được thực hiện và sau một đợt hồi lại về phía trên trở lại khu vực hỗ trợ trước, đó là khả năng giá sẽ giảm xuống thấp hơn nữa.

Diễn biến tâm lý của mô hình Triple Top

Người xưa có câu “Quá tam 3 bận”. 3 đỉnh của mô hình xuất hiện gần nhau cho thấy bên mua đã 3 lần tấn công lên trên nhưng đều thất bại và không đủ sức phá vỡ ngưỡng kháng cự. Diễn biến này thể hiện sự kiệt sức của phe “bò”. Cũng vào thời gian này, những người bán sẽ hoạt động tích cực hơn, họ chấp nhận vào lệnh ở các mức giá cao hơn và tạo ra điểm cân bằng giữa lực mua và lực bán.

Cuối cùng sau 3 lần cố gắng bất thành, phe “gấu” trở nên hưng phấn khi nhận ra bên “bò” đã cạn kiệt sức lực và không thể đẩy giá cao hơn, họ bước vào thị trường một cách mạnh mẽ và đẩy giá xuống dưới. Đồng thời những người mua nản chí có thể sẽ phải chuyển sang gia nhập vào bên bán đang hung hăng.

Đặc Điểm Nhận Dạng Mô hình giá Triple Top – Ba đỉnh

Biểu đồ minh họa cho mô hình Triple Top – Ba đỉnh

Biểu đồ trên của AT&T (T) minh hoạt một sự hình thành của mô hình Triple Top. Sau đỉnh bên trái, những người mua cố gắng thêm hai lần để tạo ra một đỉnh cao hơn nhưng đều thất bại.

Nhìn từ đường kháng cự ở trên, những người mua đã không thể dồn sức thêm lần nào nữa. Và khi giá phá vỡ bên dưới mức hỗ trợ và mô hình Triple Top kích hoạt một tín hiệu bán, người bán sẽ nắm quyền kiểm soát và đẩy giá đi thấp hơn.

Biểu đồ này không cho thấy một sự tăng lại nào sau khi tín hiệu bán được đưa ra.

Cách giao dịch, tìm điểm vào lệnh Mô hình giá Triple Top

Trong quá trình phát triển mô hình 3 đỉnh, diễn biến giá có thể bắt đầu trông giống một số mô hình. Trước khi phần đỉnh thứ 3 hình thành thì nó có thể giống mô hình 2 đỉnh (Double Top).

Lưu ý mô hình 3 đỉnh chỉ hoàn thiện khi xuất hiện điểm phá vỡ.

Kinh nghiệm cho thấy mô hình 3 đỉnh thường xuyên xuất hiện trên các đồ thị chứng khoán còn trong các thị trường hàng hóa, kim loại quý và tỷ giá thì 3 phần đỉnh xuất hiện thường là một bộ phận của mô hình Ascending Triangle (mô hình tam giá hướng lên) hoặc mô hình Rectangle (mô hình đồ thị hình chữ nhật).

Xu hướng giao dịch của mô hình 3 đỉnh – Triple Top.

Đường Support (hỗ trợ) của mô hình được hình thành từ ít nhất 2 đáy ngang nhau.

Khi giá đã hình thành đỉnh 2 (đỉnh giữa), giá có xu hướng down về vùng Support, sau đó tiếp tục lên tạo đỉnh thứ 3 tại vùng Resistance.

Lúc này có thể giao dịch sell (short) từ đỉnh 3 xuống vùng Support.

Vùng kháng cự thành vùng hỗ trợ Mô hình giá Ba đỉnh

Vùng hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành vùng kháng cự tiềm năng và đôi khi giá sẽ test lại vùng kháng cự mới hình thành này bằng một đợt tăng giá phản ứng sau đó.

Khối lượng giao dịch Mô hình giá Triple Top – Ba đỉnh

Khi mô hình 3 đỉnh phát triển thì các mức khối lượng giao dịch giảm dần. Đôi khi khối lượng giao dịch tăng gần khu vực các đỉnh. Sau đỉnh thứ 3 thì sự mở rộng khối lượng giao dịch ở đợt giảm giá sau đó và ở điểm phá vỡ vùng hỗ trợ thường tăng cường sức mạnh của mô hình này.

Mục tiêu giá của mô hình Triple Top – Ba đỉnh

Thông thường, những người phân tích kĩ thuật truyền thống đặt ra mục tiêu giá bằng cách tính độ cao của mô hình (lấy đỉnh trừ đi đáy mô hình) và trừ ngược nó ra từ đường hỗ trợ. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) cho ta một công thức tính cụ thể hơn đối với mô hình Triple Top này như sau:

  • Mục tiêu giá của mô hình Triplge Top trong xu hướng giảm:

Gía thấp nhất của vùng đáy – ((Giá cao nhất trong các đỉnh – Giá thấp nhất của vùng đáy)x 40%)

Tín hiệu bán Mô hình giá Triple Top – Ba đỉnh

Một tín hiệu bán được đưa ra khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ sau đỉnh cuối cùng của ba đỉnh “AAA”.

Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), trung bình mức giảm tối đa sau một tín hiệu bán là 19%; tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý việc tăng giá trở lại đường hỗ trợ sau khi có tín hiệu bán cũng xảy ra thường xuyên, việc này chiếm khoảng 61% tổng thời gian;

Và mô hình Triple Top chỉ hoạt động thật sự hiệu quả khi sự hình thành ba đỉnh xuất hiện trong khoảng giá 1/3 cao nhất của vùng giá: top third of price range 52 tuần (tức là 1 năm).

Kirkpatric & Dahlquist (2010) cho rằng mô hình Triple Top này thường rất hiếm khi xuất hiện nhưng mức độ thất bại của nó thì rất thấp.

Khi nào mô hình 3 đỉnh – Triple Top bị phá vỡ?

Sau khi giá down từ đỉnh thứ 3 về vùng Support, nếu lực bán vẫn còn mạnh sẽ Breakout (phá vỡ) vùng Support.

Khi nến đóng cửa dưới đường Support thì chính thức Breakout.

Chờ giá pullback về và giao dịch theo xu hướng giảm.

Note: Phải chờ nến đóng cửa để chắc chắn liệu có breakout thực sự hay không.

Mô hình giá Triple Top – 3 đỉnh ít gặp hơn mô hình giá Double Top – 2 đỉnh trong thực tế, tuy nhiên độ hiệu quả thì cũng không thua kém, nên thường được giao dịch rất nhiều trong giới trader.

Contact Me on Zalo