0339.337.337

Một số cách sử dụng EMA đặc biệt

Một số cách sử dụng đường EMA 200 cần chú ý.

Đây là bài viết siêu tầm về một số cách sử dụng hay của đường EMA 200 và áp dụng lên biểu đồ của các hàng hóa phái sinh đang giang giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt nam.

EMA là trung bình động hàm mũ, tiếng anh là Exponential Moving Average. Hôm nay chúng ta sẽ khám phá EMA 200 với nhiều cách thức cho việc tăng xác xuất thắng, khác với để xác định xu hướng trung hạn, làm hỗ trợ kháng cự động, hay có thể kết hợp với EMA 50 để làm tín hiệu giao cắt vàng (golden cross) hay giao cắt tử thần (death cross). EMA 200 là indicator rất phổ biến và hữu dụng trong nhiều trường hợp.

Một số các cách dùng để tăng xác xuất thắng của EMA 200

Xác định xu hướng và giao dịch theo xu hướng với EMA 200.

Nếu giá nằm trên EMA 200, ta chỉ tìm các kèo buy. Ngược lại nếu giá nằm dưới EMA 200, ta chỉ tìm kèo sell. EMA 200 hoạt động tốt nhất trên khung H4, D1

sử dụng đường EMA 200
Đồ thị lúa mỳ khung H4, chúng ta tìm kèo SELL cho giao dịch khi giá đóng dưới EMA200
Đồ thị Ngô khung H4, chúng ta tìm kèo BUY cho giao dịch khi giá nằm trên EMA 200.

EMA 200 làm timing cho giao dịch.

Trong trading, thời điểm quyết định tất cả. Nếu bạn xác định đúng nhưng vào lệnh sớm hay muộn đều có thể thua, và thì thế xác định thời điểm giúp bạn rất nhiều.

Và thường thì EMA200 sẽ giúp bạn khi đã xác định được vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, lưu ý rằng cách giao dịch của chúng tôi luôn là giao dịch tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để có được lợi nhuận tối đa và dừng lỗ ngắn nhất.

Ý tưởng đơn giản là chỉ buy tại các Hỗ trợ khi giá nằm trên EMA 200, và sell tại các Kháng cự khi giá nằm dưới EMA 200.

Đồ thị khô đậu khung H4, SELL khi giá gặp các kháng cự khi giá đóng dưới EMA 200
Đồ thị dầu đậu tương khung H4, BUY khi giá gặp hỗ trợ nằm trên đường EMA 200

Dùng chỉ báo EMA 200 để làm điểm STP.

Nguyên tăc của chiến lược này là “Nếu bạn giao dịch theo một con sóng dài chỉ đóng lệnh khi giá đóng cửa dưới EMA 200”.

Xác định các chu kỳ của thị trường bằng EMA 200

Bạn từng nghe về 4 chu kỳ của thị trường trong lý thuyết của cụ Wyckoff , bao gồm:

  • Tích lũy
  • Tăng giá
  • Phân phối
  • Giảm giá

Tích lũy và tăng trưởng

Giai đoạn tích luỹ xuất hiện sau khi thị trường trải qua 1 xu hướng giảm kéo dài. Lúc này giá đi trong 1 range nằm ngang. Đặc điểm quan trọng là đường EMA 200 sẽ cắt qua cắt lại giá liên tục mà không tạo ra xu hướng nào cụ thể. Như vậy phe mua và phe bán đang cân bằng nhau và thị trường chưa quyết định được hướng đi tiếp theo.

Tích lũy trên biểu đồ dầu đậu tương

Lúc này anh em sẽ thấy giá vượt lên trên đường EMA 200 và EMA 200 bắt đầu cong lên. Xu hướng càng mạnh, giá càng vượt cao hơn so với EMA 200. Lúc này EMA 200 trở thành 1 bệ đỡ, 1 vùng hỗ trợ cho Xu hướng tăng. Lúc này anh em có thể:

  • Buy cú pullback đầu tiên sau khi giá phá vỡ ra khỏi đoạn tích luỹ;
  • Chờ kháng cự đầu tiên bị phá vỡ trở thành hỗ trợ và buy;
  • Chờ buy khi giá retest EMA 200.

Phân phối và suy giảm.

Sau một giai đoạn thị trường tăng giá, Lúc này giá bắt đầu đi ngang (range-bound) trong 1 đoạn tích luỹ. Đường EMA 200 tạo giao cắt với giá liên tục và có thiên hướng nằm ngang.

Giai đoạn phân phối hoặc tái tích lũy của thị trường

Ngược lại với tăng trưởng, bắt đầu khi giá phá xuống khỏi đoạn phân phối và bắt đầu 1 xu hướng giảm với các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn.

Lúc này EMA 200 trở thành 1 vùng kháng cự mạnh đè các đà hồi lên của giá xuống. bạn có thể:

  • Sell cú pullback đầu tiên sau khi giá phá vỡ ra khỏi đoạn tích luỹ;
  • Chờ hỗ trợ đầu tiên bị phá vỡ thành kháng cự và sell cú retest vùng này;
  • Chờ sell khi giá retest đường EMA 200.

Trên đây là một số ứng dụng của EMA 200 áp dụng lên các đồ thị hàng hóa phái sinh. Chúc nhà đầu tư có được nhiều điều bổ ích từ chia sẻ này.

Contact Me on Zalo