0339.337.337

cà phê Arabica

Bài 3.2. Thông số cơ bản về hợp đồng giao dịch cà phê Arabica tương lai (KCE)

Giao dịch cà phê ARABICA tương lai đòi hỏi vốn lớn và tâm lý giao dịch tốt, Nhà đầu tư nghiên cứu rõ ràng sản phẩm để có được cách giao dịch tốt nhất.

Thông số cơ bản về hợp đồng giao dịch cà phê Arabica tương lai (KCE)
Giao dịch cà phê Arabica

Thông số cơ bản về hợp đồng giao dịch cà phê Arabica tương lai (KCE)

  • Giao dịch tại sàn: ICE US (New York – Mỹ)
  • Đơn vị tiền tệ: USD (1 USD ~ 23.5 VN)
  • Đơn vị hợp đồng: pound (1 pound ~ 0.45kg)
  • Độ lớn hợp đồng: 37.500 pound ~ 17.000kg ~ 17 tấn
  • Bước giá tối thiểu: 0.05 USD/pound
  • Lời/ lỗ trên 1 bước giá: 18.75 $ = 440.000 vnđ
  • Biên độ dao động hàng ngày:  20 giá tương đương 1 lot có khả năng đem về lợi nhuận 375$
  • Thời gian giao dịch: T2-T6

+ 1 phiên: 15:15 – 0:30

  • Các tháng giao dịch: 3, 5, 7, 9, 12
  • Kí quỹ tối thiểu : ~125tr
  • Giá trị hợp đồng : ~ 900tr

Một số thông tin về sẩn phẩm cà phê trên thế giới

  • Café là loại hàng được giao dịch nhiều thứ 2 trên TG, gồm 2 loại chính là café Robusta và Arabica
  • Café Robusta được trồng chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á, nhiều nhất ở Việt Nam và Indonesia, có chất lượng kém hơn café Arabica, giao dịch tại sàn ICE EU (London – Anh)
  • Café Arabica được trồng chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mỹ, nhiều nhất ở Brazil, Columbia, giao dịch tại sàn ICE US (New York – Mỹ)
  • Hiện tại các nhà đầu tư chỉ được giao dịch café Arabica tại sàn ICE US (New York – Mỹ)
Cà phê Arabica

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá giao dịch cà phê

  1. Cán cân cung cầu:

+ Tình hình xuất khẩu café ở các nước Brazil, Columbia, Việt Nam và Indonesia, nếu xuất khẩu tăng => giá café giảm và ngược lại

+ Báo cáo tồn kho của sàn ICE US và ICE EU

  • Tình hình thời tiết, mùa vụ, sản xuất: bao gồm các yếu tố như thay đổi nhiệt độ, sương giá, mưa đá, mưa bão, các hiện tượng El Nino, La Nina, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh, chất lượng phân bón, quy trình sản xuất, biểu tình của người nông dân,…Nếu các yếu tố trên thuận lợi => giá café giảm và ngược lại
  • Các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, giảm phát: thị trường giảm phát => giá café giảm, thị trường lạm phát => giá café tăng
  • Chính sách và động thái can thiệp của chính phủ
  • Giao dịch mua bán café của các định chế tài chính
  • Báo cáo của các tổ chức lớn như: Tổ chức café Quốc tế (ICO), Bộ Nông Nghiệp Mỹ ( USDA), Cty Volcafe, Rabobank, Cty cung ứng Nguồn cung Quốc gia Brazil (Conab),…
  • Các yếu tố khác như: biến cố chính trị, chiến tranh, những sự kiện lớn trên TG như WorlCup,..khảo sát dự báo sản lượng café và triển vọng giá café của các hang tin như Reuters, Bloomberg,…

Các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê chủ yếu

  • Brazil (37,1%), Việt Nam (17,4%), Columbia (8,2%), Indonesia (6,1%) => chiếm 68,8% sản lượng toàn thế giới

Các quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất

  • Châu Âu, Hoa Kì, Nhật Bản, Philipines

Cám ơn đã xem bài viết, NĐT tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm khác để có chiến lược giao dịch thành công.

Đăng ký tài khoản giao dịch:https://giaodichhanghoa.net/mo-tai-khoan-2/

Tham gia nhóm HHPS Zalo: https://zalo.me/g/ybqdyf026

Contact Me on Zalo