0339.337.337

Bài 1. Giới thiệu về thị trường hàng hóa phái sinh

Bài 1 trong chuỗi chia sẽ của chúng tôi trong trương trình ” khóa học giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới” sẽ giúp các bạn tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan về thị trường hàng hóa phái sinh và vị trí, vai trò trong nền kinh tế cũng như các cơ hội của thị trường đối với các nhà đầu tư, nhà giao dịch.

Trước hết chúng ta cần hiểu hàng hóa phái sinh là gì?

Phái sinh hàng hóa là hình thức mua – bán một khối lượng hàng hóa với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại và giao hàng trong tương lai.

  • Hàng hóa (Commodity) là một tài sản cơ sở có đặc điểm như: Có lợi ích đối với người dùng; có giá trị và có sự khan hiếm, sự hạn chế để tạo ra nó..
  • Giao dịch hàng hóa ở đây là việc mua – bán các tài sản cơ sở theo khối lượng và mức giá xác định.
  • Phái sinh hàng hóa được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính mà tài sản cơ sở là các hàng hóa.

Các hàng hóa đang tham gia vào giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam, gồm có:

  • Nông sản như Bắp ,Lúa mì, Đậu nành, Đậu tương, Dầu đậu tương, Khô đậu tương…
  • Nguyên liệu công nghiệp như Cà phê, Cao su, Cacao, Đường, Bông sợi…
  • Kim loại như Đồng, Bạc, Bạch Kim, Quặng sắt, Thép
  • Năng lượng như Dầu WTI, Xăng pha chế, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu WTI mini, Dầu Brent.

Chúng ta có thể so sánh hàng hóa phái sinh và các loại hình giao dịch khác để tìm ra được đặc điểm của thị trường này nhé:

Nội dung Thị trường hàng hóa phái sinh Thị trường chứng khóan Thị trường ngoại hối
Đối tượng giao dịch Mua, bán các hợp đồng tương lai của các hàng hóa cơ sở. Mua bán các cổ phiếu tổ chức- doanh nghiệp niêm yết Mua, bán các cặp tiền tệ
Cách thực vận hành Là thị trường tập chung, có sự liên thông giao dịch với các sở giao dịch với nhau Là thị trường tập chung, được tổ chức bởi sở giao dịch chứng khoán niêm yết Thị trường phi tập chung, được tổ chức bởi các tổ chức, sàn giao dịch ngoại hối
Cơ quan tổ chức tại Việt nam Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – Quản lý nhà nước bởi Bộ công thương. Việt nam có 2 sở giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX Chưa được cấp phép tại Việt nam
Hình thức giao dịch Giao dịch 2 chiều MUA-BÁN `1 chiều, không có bán khống Giao dịch 2 chiều MUA-BÁN
Thời gian Giao dịch theo chu kỳ T+2, T+3 Giao dịch chu kỳ T+0, tức là mua bán ngay lập tức Giao dịch chu kỳ T+0, tức là mua bán ngay lập tức

Tại sao lại cần có giao dịch hàng hóa phái sinh trong một nền kinh tế

Giao dịch hàng hóa phái sinh mới ở Việt nam tuy vậy nó là một hình thức đã phát triển rất lâu, ở quốc gia phát triển cũng như nhiều quốc gia mới phát triển đều có các sở giao dịch hàng hóa của riêng mình, đó là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế và có sự đóng góp và vai trò nhất định.

Giao dịch hàng hòa thường thông qua sở giao dịch hàng hóa với vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa với nhiều lợi ích nổi bật như: – Là nơi trung gian, kết nối giữa bên mua và bên bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng. – Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được đảm bảo về giá niêm yết trên thị trường giao dịch giúp thông tin giao dịch minh bạch hơn, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, tránh tình trạng thổi giá.

Có thể kể đến một số sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới:

  • Sở giao dịch hàng hóa CBOT (The Chicago Board of Trade)
  • Sở giao dịch hàng hóa NYMEX (New York Mercantile Exchange)
  • Sở giao dịch hàng hóa ICE (Intercontinental Exchange)
  • Sở giao dịch hàng hóa TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm tới vai trò của giao dịch hàng hóa đối với từng đối tượng

Đối với nhà đầu tư:

  • Giúp nhà đầu tư hưởng lợi từ chênh lệch giá hàng hóa tại các thời điểm khác nhau.

Ví dụ: nhà đầu tư mua 10 tấn cà phê với giá 30.000 VNĐ và bán ra với giá 35.000 VNĐ thì lợi nhuận chênh lệch là 5*10 =50 triệu.

  • Giúp nhà đầu tư sử dụng vốn hiệu quả nhờ đòn bẩy và không mất lãi vay khi thực hiện giao dịch

Ví dụ: Nhà đầu tư mở tài khoản và nạp 100 triệu,, thì có thể giao dịch đặt lệnh hàng hóa đến 1 tỷ mà không chịu lãi vay với đòn bẩy đã sử dụng. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư vay bên ngoài để mua sản phẩm chờ bán thì sẽ phải chịu lãi suất rất cao

Đối với người nông dân

  • Giúp người nông dân định trước giá bán sản phẩm để đảm bảo đầu ra, xác định lợi nhuận.

Ví dụ: Thời điểm giá cà phê lên cao như 45.000 VNĐ thì người nông dân bỏ tiền lên sàn bán cho 3 năm sản xuất thì trong 3 năm đó người nông dân ko còn lo lắng về sự biến động giá cả sản phẩm cà phê và tập trung vào sản xuất sao cho năng suất cao nhất.

Nếu tại thời điểm đó, giá bán của sản phẩm đi xuống người nông dân chưa muốn bán sản phẩm của mình thì người nông dân có 10 tấn cà phê và họ bán được 340 triệu với giá
34 triệu/tấn. Sau đó người nông dân lên sàn giao dịch dùng 100 triệu để mua lại 10 tấn cà phê với giá 34 triệu/tấn và 220 triệu còn lại người nông dân gửi ngân hàng với lãi 0.5% thì 1 tháng thì sẽ được 1,1 triệu tiền lãi.

Số tiền này so với vay lại doanh nghiệp 220 triệu lãi 2,2 triệu/ tháng người nông dân lãi 3,3 triệu/tháng so với cách làm truyển thống mà không phải chịu bất cứ rủi ro gì.

Giới thiệu về thị trường hàng hóa phái sinh
Một ví dụ về giao dịch hàng hóa

Đối với doanh nghiệp

Giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cân đối lượng mua, bán hàng hóa để đặt lệnh tương ứng, tránh rủi ro khi đầu tư

  • Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

Ví dụ: Doanh nghiệp nhận ký gửi của nông dân 1000 tấn cà phê thay vì phải chịu nhiều chi phí như kho bãi, bảo quản, trông coi, hàng giảm chất lượng hao hụt….. làm giảm bớt lợi nhuận và tăng thêm rủi ro cho doanh nghiêp.
Để có giải pháp hiệu quả thì doanh nghiêp đem bán 1000 tấn cà phê lấy về 34 tỷ, dùng 10 tỷ lên sàn mua lại 1000 tấn cà phê đã bán để bảo hiểm giá, 24 tỷ còn lại cho người nông dân vay với lãi suất khoảng 1,1% mỗi tháng doanh nghiệp có lãi 262 triệu/tháng.
Ví dụ khác: Doanh nghiệp muốn trữ 1000 tấn cà phê bên ngoài chờ giá lên để kiếm lợi nhuận thay vì phải bỏ ra 34 tỷ, doanh nghiệp lên sàn chỉ cần 10 tỷ để mua 1000 tấn cà phê, còn 24 tỷ gửi ngân hàng với lãi suất 6%/ năm thì doanh nghiệp đã có lãi 120 triệu/tháng. Như vậy sử dụng công cụ phái sinh hàng hóa này doanh nghiệp không còn nỗi lo về phải vay vốn lớn hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả hơn

  • Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu thép mua 10.000 tấn thép với giá 20 triệu 1 tấn thì giá trị lô hàng là 200 tỷ, giả sử nếu giá thép giảm 10% thì doanh nghiệp lỗ mất 20 tỷ, thay vì đó doanh nghiệp lấy 20 tỷ lên sàn bán đối ứng 10.000 tấn thép , như vậy nếu giá thép giảm 10% thì doanh nghiệp có lời 20 tỷ, nếu giá lên 10% thì trên sàn lỗ 20 tỷ và hàng thật lời 20 tỷ doanh nghiêp lấy lợi nhuận tiếp tục dùng vào để bảo hiểm giá. Doanh nghiệp chỉ thực hiện mua bán chênh lệch giá mua giá 20 bán lại cho người tiêu dùng giá 25 và hưởng khoản chênh lệch kinh doanh và ko chịu bất kỳ 1 rủi ro nào về giá. Hoặc doanh nghiêp thấy giá thép đang rẻ bắt đầu đi lên có thể chốt giá mua trên sàn và có thể nhập khẩu sau để gia tăng lợi nhuận.

Giao dịch phái sinh hàng hóa đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu và muốn chuyển qua kênh đầu tư mới này.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn toàn bộ nội dung bài 1, Giới thiệu về thị trường hàng hóa phái sinh. hãy đón xem các bài viết của chúng tôi trong chuỗi chia sẻ ” Khóa học hàng hóa phái sinh cho người mới”.

Hẹn gặp các bạn ở các chủ đề tiếp theo.

Bạn có thể đăng ký mở tài khoản demo để giao dịch thử, chúng tôi có nhân viên hỗ trợ bạn demo đến thuần thục hoặc Đăng ký mở tài khoản để thực hiện giao dịch online ngay và lưu ý chúng tôi cập nhật chi tiết trong Room  Kênh Zalo: https://zalo.me/g/wznpnm651 | Kênh Telegram: https://t.me/thitruongtuonglai .

Contact Me on Zalo