0339.337.337

5 Nguyên tắc quản trị vốn trong giao dịch hàng hóa

Bài 8. 5 Nguyên tắc quản trị vốn trong giao dịch hàng hóa.

Nhà đầu tư thường tìm kiếm chiến lược giao dịch nhiều hơn là suy nghĩ cách làm sao để quản lý vốn tốt hơn. Thật ra, việc chúng ta đào sâu về chiến lược thì đương nhiên là tốt, nhưng chúng ta thường tập trung quá nhiều về chiến lược mà chúng ta bỏ qua khâu quản lý vốn thì đó là một thảm họa. Bởi vì chính việc quản lý vốn sẽ bảo vệ tài khoản còn sống sót, mà chính sự sống sót này là tạo ra tiền đề dẫn đến việc phát sinh lợi nhuận trong dài hạn, do đó bạn cần nắm rõ “Nguyên tắc quản trị vốn trong giao dịch hàng hóa”

Nguyên tắc quản trị vốn trong giao dịch hàng hóahttps://giaodichhanghoa.net/kh/cb/bai-8-5-nguyen-tac-quan-tri-von-trong-giao-dich-hang-hoa/
Nguyên tắc quản trị vốn trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Nguyên tắc chọn khối lượng giao dịch phù hợp

Sai lầm thường thấy ở nhiều nhà giao dịch là chọn khối lượng giao dịch quá lớn, với mục đích tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Họ nghĩ như vậy là tận dụng tối đa đồng vốn của mình. Nhưng đó lại là con dao 2 lưỡi. Với khối lượng giao dịch lớn thì tài khoản lại chịu được ít biến động hơn, do đó tâm lý sẽ khó giao dịch hơn rất nhiều. Dễ dẫn đến cháy tài khoản.

Nguyên tắc chọn khối lượng trong giao dịch
Nguyên tắc chọn khối lượng trong giao dịch

Nguyên tắc luôn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi vào lệnh

Điều này là điều rất là cơ bản, nhưng mà có rất nhiều trader chưa để ý. Chúng ta thường nôn nóng khi thấy một tín hiệu hay thấy bất kỳ một cơ hội nào đó. Chúng ta thường vội vã ra quyết định vào lệnh, nó sẽ tồn tại 1 nguy cơ bạn sẽ mất phải một sai lầm nào đó mà bản thân bạn biết nhưng vì sự gấp gáp bỏ qua sai lầm đó mà bạn thực hiện giao dịch, đến khi nhận ra thì bạn đã không kịp dừng lại.

Ví dụ: Có những sai lầm rất là ngây ngô như là bạn thêm vào một con số 0 dư ở phía sau số tiền vào lệnh hoặc khối lượng giao dịch, điều này sẽ dẫn đến sự rủi ro tăng lên rất là nhiều thay vì bạn vào lệnh với khối lượng la 1 lot thì bạn đánh dư số 0 trở thành 10 lot. Nếu thị trường đi tốt thì bạn thắng không nói gì, nếu thị trường đi ngược xu hướng tài khoản của bạn sẽ bị cháy trong 1 “nốt” nhạc, mặc dù bạn không muốn điều đó xẩy ra. Vì sự bất cẩn của bạn, nếu bạn không kiểm tra lại thì điều này rất có thể xẩy ra. Hoặc là bạn giao dịch trong một điều kiện không phải là sở trường của bạn, nhưng bạn thấy thị trường đi rất là tốt bằng linh cảm thì bạn cũng có xu hướng vào tiền rất nhanh. Do vậy, trước khi bạn thực hiện một thao tác nào đó để vào lệnh, bạn nên kiểm tra lại mọi thông tin trước khi bấm nút vào lệnh.

Nguyên tắc không để lệnh thắng thành lệnh thua.

Khi bạn vào một giao dịch, bạn có đặt một mức là TP =Take Profit hay còn gọi là chốt lời thì giá chưa chạm đến ngưỡng Take profit thì một số nhà đầu tư có ham muốn đạt được nhiều lợi nhuận, họ sẽ dùng phương pháp đẩy TP đi xa hơn một chút để giá lao lên xa hơn một chút để hưởng nhiều “Tip” hơn, thì như thế là không có hay. Tại sao? Vì như thế khi bạn đẩy TP đi xa, vô tình bạn phá vỡ nguyên tắc của bạn và có khả năng xẩy ra giá sẽ đảo chiều và bạn sẽ nhận một kết quả thua lỗ, thay vì bạn có kết quả Win đáng ra bạn phải có thì bạn nhận được một “trái đắng” bởi lòng tham. Do vậy, khi bạn đặt ra một Take profit buộc bạn phải theo đến cùng ngoại trừ bản thân bạn có một chiến lược phải thay đổi đã được tính toán từ trước chứ không phải đến khi giá nó đã đi có lợi nhuận thì bạn mới tham gia đảy đi xa thì điều đó không nên.

Nguyên tắc không để lệnh thua thành thua đậm hơn

Tương tự như lệnh thắng biến thành lệnh thua như ở phần trên. Tức là khi bạn gặp trường hợp ngược lại. Đó là bạn đang bị thua lỗ, giá đang chạy xuống chưa chạm Stop loss thì bạn kỳ vọng rằng giá sẽ đảo chiều và giao dịch có lời, bởi kỳ vọng đó bạn đẩy Stop loss ra xa hơn khiến cho giá không chịu cắt lỗ ở điểm giá ban đầu mà đang lý ra khi bạn bị thua lỗ sẽ được dừng lại thì tại thời điểm bạn đẩy Stop loss ra xa thua lỗ càng nặng hơn (gồng lỗ) đến một lúc nào đó thua lỗ quá đậm, thay vì bạn chỉ mất 1 đồng thì bạn bị lỗ mất cả chục đồng. Rõ ràng điều này là không nên.

Nói chung, tóm gọn lai Take Profit hay Stoploss đều cũng vậy chúng ta nên giữ vững nó theo ý tưởng ban đầu nếu như bạn có sự thay đổi thì chúng ta có sự tính toán thay đổi ngay từ lúc ban đầu ngay từ khi chúng ta thực hiện lệnh, đừng thay đổi trong lúc giao dịch sẽ rất rủi ro.

Nguyên tắc không nên giao dịch với số tiền không thể mất đi

Khi bạn trade, số tiền bạn đang rủi ro nó buộc là số tiền bạn sẵng sàng mất đi.

Khi số tiền bạn sẵng sàng mất đi, nó có 2 lợi ích lớn nhất đó là: 

Thứ 1, tâm lý của bạn sẽ rất thoải mái, vì mất đi thì thôi, không bị ảnh hưởng gì cả và xem như tiền học phí cho bài học ban đầu cho sự thua lỗ. Đó là hiệu quả về tâm lý. 

Thứ 2, đó là lợi ích của rủi ro, khi bạn mất đi số tiền mà bạn sẵng sàng mất đi đó thì về cơ bản số tiền đó nó không ảnh hưởng gì đến tài chính cá nhân của bạn, bởi bạn đã sẵng sàng. Nếu bạn làm ngược lại, thì ảnh hưởng vấn đề kinh tế của gia đình bạn như sinh hoạt phí, tiền tiết kiệm, tiền trả nợ NH nếu bạn có đi vay, tiền BH cá nhân… vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân của bạn. Cho nên, bạn lưu ý kỹ đến nguyên tắc thứ 5 này bạn nhé

Nguyên tắc quản trị vốn trong giao dịch hàng hóa là điều bạn phải nắm kể cả trước khi giao dịch hoặc đang tìm hiểu.

Đăng ký tài khoản giao dịch:https://giaodichhanghoa.net/mo-tai-khoan-2/

Tham gia nhóm HHPS Zalo: https://zalo.me/g/ybqdyf026

 

 

 

Contact Me on Zalo