Chiến Lược Giao Dịch Kết Hợp Tín Hiệu Từ 3 Đường Trung Bình Động “đi theo xu hướng”

Chiến lược giao dịch mà Gia Cát Lợi chia sẻ hôm nay là một chiến lược giao dịch kết hợp 3 đường trung bình. Đây là một chiến lược theo xu hướng khá đơn giản. Được kết hợp bởi ba đường trung bình, MA dài hạn, Ma trung hạn và MA ngắn hạn. Các chu kỳ của đường trung bình cũng có thể được linh hoạt sử dụng tùy theo khung thời gian. Có thể là 200, 100, 50 hoặc 100, 50, 20.

Chiến lược giao dịch kết hợp 3 đường trung bình động có ý tưởng giao dịch khá đơn giản. Đó là trader sẽ mua trong cú hồi của xu hướng tăng và bán trong cú hồi của xu hướng giảm. xu hướng được xác định như sau:

  • Khi MA dài hạn nằm trên MA trung hạn, đó là dấu hiệu của xu hướng tăng, chúng ta sẽ mua trong cú hồi khi MA ngắn hạn có tín hiệu giao cắt lên
  • Khi MA dài hạn nằm dưới MA trung hạn đó là dấu hiệu của xu hướng giảm, chúng ta sẽ bán ra trong cú hồi lên khi MA ngắn hạn có tín hiệu giao cắt xuống.

Các nguyên tắc này cũng khá đơn giản đúng không ạ? Và bây giờ chúng ta đi vào phần giao dịch nhé. Trong bài viết này tác giả sử dụng 3 đường EMA 100-50-10.

Khi đường EMA 10 và 100 giao cắt nhau

Khi EMA 10 và 100 giao cắt là lúc tín hiệu mua bán được hình thành. Tuy nhiên, đây không phải là tín hiệu để tham gia giao dịch ngay lập tức. Tín hiệu giao dịch lý tưởng xuất hiện khi cả ba EMA đều giảm trước đó (đối với tín hiệu mua) hoặc giảm trước đó (đối với tín hiệu bán). Và EMA 10 tạo ra sự giao cắt với EMA 100 (nhưng EMA 50 vẫn dưới 100 trong tín hiệu mua, và trên 100 đối với tín hiệu bán).

Nhìn vào biểu đồ bên dưới các bạn sẽ rõ hơn:

Khi đường EMA 10 và 100 giao cắt nhau

Khi đã xác định được nến tín hiệu, bước tiếp theo là xác định đỉnh đáy của nến tại thời điểm EMA 10 và 100 giao nhau. Sau đó, chờ EMA 50 và 100 giao cắt nhau và chờ giá phá vỡ hoặc đóng cửa trên đỉnh hoặc dưới đáy của nến tại thời điểm EMA 10 và 100 giao nhau.

Bạn có thể đặt mục tiêu lợi nhuận với tỷ lệ RR là 1:1 hoặc 1:2, 1:3, và dịch chuyển mức dừng lỗ theo xu hướng. Như hình dưới:

Tuy nhiên bạn có thể linh hoạt một chút. Ví dụ khi thấy tín hiệu bán nhưng bạn có thể bán trước khi EMA 50 và 100 giao nhau. Lý do là vì tính chất của độ dốc của đường EMA 50 và 100. Nếu bạn phải chờ chúng giao cắt có thể giá đã đi xa rồi.

Như biểu đồ trên, tại thời điểm vào lệnh (khi giá phá vỡ giá thấp nhất của nến được chọn), EMA 50 và 100 giao cắt nhau, nhưng độ dốc của EMA trước đó cho thấy rằng sẽ có sự giao nhau trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong ví dụ này, giao dịch đã đạt lợi nhuận đến T1, T2 nhưng để đạt đến T3 gần như giá đã vòng ngược lại gần T1. Tuy nhiên thì tỷ lệ RR vẫn rất tốt.

Không phải tất cả các thiết lập đều được tạo lập như nhau

Bạn cần dành chút thời gian để tập làm quen với tín hiệu của thiết lập giao dịch này. Không phải tất cả các thiết lập đều hoạt động chính xác theo cách được xác định. Biểu đồ dưới đây cho thấy điều đó:

Sau khi EMA 10 và 100 giao cắt nhau, chúng ta thiết lập phạm vi của nến tại thời điểm đó. Sẽ mất một chút thời gian trước khi tín hiệu giao dịch xuất hiện. Và tất nhiên là bạn có thể mua vào khi giá phá vỡ giá cao nhất của nến bạn đánh dấu phạm vi hoặc bạn có thể chờ cú hồi.

Và trong một số trường hợp, giao dịch hoàn toàn không được kích hoạt. Như biểu đồ trên bạn có thể thấy tín hiệu bán đạt được đến TP3, nhưng tín hiệu mua vào thì lại không xuất hiện.

Tại sao thiết lập này lại hiệu quả?

Đó là vì động lượng. Khi EMA 10 cắt EMA 50 và sau đó là EMA 100, nó báo hiệu động lượng tăng mạnh. Nên chúng ta có thể tận dụng động lượng này để giao dịch theo xu hướng.

Quý Nhà Đầu Tư có thể áp dụng những chiến lược đơn giản mà hiệu quả này vào việc phân tích chọn điểm vào lệnh để đạt được lợi nhuận cao. Chúc các bạn đầu tư thành công!


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *