Tải sách tại đây !
Giới thiệu sách Bí mật giao dịch của pullback đầu tiên-Alwin Ng Hi ACE
Tôi đang tò mò muốn biết hành trang ace mang theo khi phân tích chart là gì? Giờ ơi là giời lại gặp cái ông theo chủ nghĩa tối giản” bạn tự nhủ. “Tôi mang đủ thứ, đủ phức tạp được chưa”? bạn như muốn hét vào mặt tôi. Yeah, tôi hiểu!
Vẫn phong cách quen thuộc dông dài hôm nay tôi sẽ kể chuyện Hi Lạp cho bạn. “Lạy Chúa! ông ơi tôi ngán đến tận cổ mấy cái chuyện Hi Lạp của ông rồi.” Thôi vậy, tôi sẽ kể chuyện hiện đại để bạn nghe, bạn nào không thích nghe thì vui lòng kéo xuống tải ngay sách về nha “Đôi khi những điều tốt nhất ngay trước mặt bạn”-đây là trích trong sách, không phải lời tôi nói, bạn tự kiểm chứng nha!
Giờ ta hãy xem câu chuyện vali có bánh xe. ( trích Antifragile-Nassim Nicholas Taleb)
Tôi mang một chiếc va li lớn có bánh xe, chủ yếu chất đầy sách vở trong hầu hết chuyến đi của mình. Chiếc vali nặng (tình cờ những quyển sách tôi thích mang theo khi đi xa luôn luôn có bìa cứng).
Vào 06/2012, tôi đang đẩy chiếc va li nặng nề chất đầy sách vở bên ngoài nhà đón khách sân bay quốc tế JKF, nhìn vào chiếc bánh xe nhỏ dưới đáy vali và bộ phận kim loại giúp đẩy nó lăn, tôi bất chợt nhớ lại những ngày tôi phải ì ạch lôi kéo đám hành lý chất đầy sách vở đi qua chính cái nhà đón khách này, thỉnh thoảng dừng lại nghỉ ngơi và để cho axit lactic lưu thông khỏi cánh tay nhức mỏi của mình.
Tôi không thể thuê người khuân vác, và thậm chí nếu có thể, tôi cũng không thỏa mái khi làm thế. Tôi lại đi qua cùng một ga đón khách ngày ấy sau ba thập niên, có và không có bánh xe, và sự tương phản đó thật kỳ quái. Nó khiến tôi choáng váng về việc chúng ta thiếu óc tưởng tượng đến mức nào: Chúng ta đặt chiếc vali lên một chiếc xe đẩy có bánh xe, nhưng không ai ngày ấy nghĩ ra việc gắn trực tiếp những chiếc bánh xe nhỏ xíu vào bên dưới chiếc vali.
Liệu bạn có thể hình dung rằng phải mất gần 6000 năm từ lúc phát minh ra bánh xe ( được cho là phát minh của người Lưỡng Hà) cho đến khi ứng dụng thông minh này ( của những người chế tạo hành lý ở một vùng công nghiệp ngoại ô ảm đạm)? Và hàng tỷ giờ đi lại của những người lữ hành như tôi lôi kéo hành lý qua những hành lang đầy các viên chức hải quan thô lỗ.
Tệ hơn ứng dụng này chỉ xảy ra sau 3 thập niên sau khi chúng ta đưa con người lên mặt trăng. Và hãy nghĩ đến mọi thứ tinh xảo phức tạp liên quan đến việc đưa con người vào không gian, và việc đó hoàn toàn không có tác động đáng kể gì đến cuộc sống của tôi, rồi so sánh với axit lactic trong cánh tay tôi, cơn đau thắt vùng thắt lưng tôi, nỗi ê ẩm trong lòng bàn tay tôi, và cảm giác bất lực trước một hành lang dài dằng dặc. Thật vậy, cho dù có ảnh hưởng cực kỳ, chúng ta vẫn nói tới điều gì đó tầm thường: Một công nghệ hết sức đơn giản.
Những công nghệ chỉ tầm thường sau khi nó xảy ra, chứ không phải trước khi ta có nó. Tất cả những bộ óc tài trí này, thường rối bời và lộn xộn, những người thường phải đi dự những hội nghị ở xa để thảo luận về những hạt vi lượng, về những phỏng đoán của Godel, Shmodel, Riemann, phải mang vác hành lý qua các nhà đón khách sân bay, mà không nghĩ đến việc sử dụng tài trí của họ cho vấn đề vận chuyển nhỏ nhặt này.
Bản thân câu chuyện chiếc bánh xe thậm chí còn đáng hổ thẹn hơn so với câu chuyện chiếc vali: người ta không ngừng nhắc nhở ta rằng người Mesoemerica ( vùng trung mỹ và phía nam của bắc mỹ) không phát minh ra bánh xe. Nhưng họ quả thực đã phát minh ra bánh xe. Họ có bánh xe, nhưng đó là bánh xe trong những món đồ chơi nho nhỏ cho trẻ con. Nó hệt như câu chuyện chiếc vali: Người Maya và Zapotec không đạt được những bước nhảy ứng dụng.
Họ sử dụng lượng nhân công lớn, lượng bắp ngô lớn, và axit lactic để di chuyển những tảng đá khổng lồ trong không gian phẳng lẽ ra rất lý tưởng cho những cỗ xe đẩy và xe ngựa, nơi họ xây kim tự tháp. Họ thậm chí còn lăn những tảng đá trên những súc gỗ. Trong khi đó con em họ lăn đồ chơi có bánh xe trên sàn vữa ( hay cũng có thể chúng không được chơi như thế, vì đồ chơi biết đâu sử dụng cho mục đích tang lễ).
Phát minh nửa vời. Có những thứ mà ta có thể gọi là phát minh nửa vời, và biến phát minh nửa vời này thành phát minh trọn vẹn quả thật là một cú đột phá thật sự. Đôi khi bạn cần phải có một tầm nhìn để biết bạn phải làm gì với phát minh, một tầm nhìn chỉ một người duy nhất mới có.
Ví dụ con chuột máy tính, hay cái gọi là giao diện đồ họa: Phải có Steve Jobs để đưa nó vào chiếc máy tính rồi đến chiếc laptop của bạn-chỉ ông mới có tầm nhìn biện chứng (dialectic) giữa hình ảnh và con người-rồi về sau bổ sung thêm âm thanh thành tam biện chứng (trilectic). Như người ta nói, những sự việc này “lồ lộ trước mắt ta”.
Một lần nữa, càng đơn giản càng tốt
Câu chuyện chiếc vali dường như trêu ngươi tôi khi tôi nhìn vào tách cafe bằng sứ và nhận ra rằng ta có một định nghĩa đơn giản về tính mỏng manh, dẫn đến một quy tắc đơn giản và thực tiễn: phát minh càng đơn giản càng hiển nhiên, thì để nhận ra nó càng ta càng ít cần đến những phương pháp phức tạp.
Mấu chốt là ở chỗ, những gì quan trọng chỉ có thể bộc lộ qua thực hành. Bao nhiêu trong số những suy nghiệm đơn giản đến mức tầm thường này hiện đang nhìn vào ta trêu ngươi ta?
Phần kết luận:
Nếu bạn đang phức tạp hóa quá trình phân tích của mình với biết bao những chỉ báo, những mô hình giá phức tạp, những lý thuyết PA cao siêu khó hiểu… thì có lẽ bạn đang sai rồi đấy. Để tôi hỏi bạn: Sẽ như thế nào nếu bạn chỉ nhìn biểu đồ nến bằng pullback đầu tiên, không giao dịch nếu pullback là phức tạp, nhận ra điểm yếu điểm mạnh trong pullback đơn giản và chờ đợi để giao dịch với chúng? bạn duy nhất chỉ nhìn nền giá qua những cách nhìn đơn giản như trong cuốn sách này thôi ( thử đi và nhớ thực hành) bài hơi dài rồi thật lòng ngưỡng mộ tính kiên nhẫn của bạn, nhớ comment sau khi đọc xong nhé!
Sách Bí mật giao dịch của pullback đầu tiên-Alwin Ng Hi ACE bản dịch được Chia sẻ dưới sự đồng ý của Anh Nguyễn Quang Hòa (facebook: facebook.com/traderso1/)
Tải sách tại đây