Một trong những yêu cầu cơ bản khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa phái sinh trên các sàn giao dịch hàng hóa nhà đầu tư cần nắm rõ ý nghĩa cơ bản của các thông số giao dịch hay là Ý nghĩa các đặc tả sản phẩm. Việc nắm rõ các thông số đặc tả sản phẩm giúp nhà đầu tư lựa chọn đúng loại hàng hóa giao dịch phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường cũng như tình hình kinh doanh hàng hóa thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thông số đặc tả sản phẩm giúp nhà đầu tư tính toán cân đối được doanh thu và chi phí trong hoạt động đầu tư.
Ý nghĩa một số các thông tin đặc tả sản phẩm hàng hóa phái sinh như sau:
1. Mã hợp đồng
Mã hợp đồng = Mã hàng hóa + Ký hiệu tháng giao hàng + Ký hiệu năm giao hàng
Trong đó:
– Mã hàng hóa: Được quy định trong mô tả hợp đồng hàng hóa tương ứng
Ví dụ: Mã hàng hóa LRC được quy ước là mã hàng hóa của Cafe Robusta, KCE được quy ước là mã hàng hóa của Café Arabica
– Ký hiệu tháng giao hàng: Tùy theo đặc tính của mỗi hợp đồng mà nhà đâu tư giao dịch những tháng có tinh thanh khoản cao (gọi là spot month). Ví dụ hiện nay là tháng 9 thì thị trường đang giao dịch cà phê Arabica tháng 12, các tháng xa hơn vẫn có giao dịch nhưng khối lượng giao dịch thường ít hơn và thanh khoản kém hơn.
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Ký hiệu | F | G | H | J | K | M | N | Q | U | V | X | Z |
– Năm giao hàng: Được quy ước là hai số cuối của năm tương ứng
Ví dụ về mã hợp đồng:
ZCEZ20: hợp đồng tương lai của Ngô ta giao hàng vào tháng 12 năm 2020
2. Khối lượng trên một hợp đồng
Được quy ước theo khối lượng và đơn vị đo lường chuẩn của từng sàn hàng hóa.
Ví dụ: Sàn ICE – Luân Đôn quy ước khối lượng của 1 hợp đồng là 10 tấn Cafe Robusta, trong khi sàn ICE – New York quy ước 1 hợp đồng là 37.500 pound
3. Đơn vị yết giá
Mỗi loại hàng hóa có đơn vị yết giá khác nhau, tùy thuộc vào quy ước của từng sàn.
Ví dụ: Sàn ICE – Luân Đôn quy ước đơn vị tiền tệ yết giá là USD/tấn, trong khi sàn ICE – New York quy ước đơn vị tiền tệ yết giá là Cent/pound
4. Bước giá
Là khoảng cách giá đặt lệnh trên đơn vị yết giá. Bước giá được quy ước theo từng loại hàng hóa giao dịch.
5. Tháng giao dịch
Tháng quy ước hợp đồng sẽ kết thúc. Theo đó vào ngày kết thúc hợp đồng bên giữ trạng thái mua sẽ giao tiền để nhận hàng thực trên sàn còn bên giữ trạng thái bán sẽ giao hàng thực cho sàn để lấy tiền. Tùy thuộc theo đặc tính của mỗi hợp đồng mà nhà đâu tư giao dịch những tháng có tinh thanh khoản cao (gọi là spot month).
Ví dụ: Hiện nay là tháng 9 thì thị trường đang giao dịch cà phê Arabica tháng 12, các tháng xa hơn vẫn có giao dịch nhưng khối lượng giao dịch thường ít hơn và thanh khoản kém hơn.
6. Ngày thông báo đầu tiên (First noticed day – FND)
Trạng thái mua phải được đóng lại chậm nhất trước ngày thông báo đầu tiên.
7. Ngày giao dịch cuối cùng (Liquidation trade day – LTD)
Trạng thái bán phải được đóng lại chậm nhất vào ngày giao dịch cuối cùng.
Trên đây là Ý nghĩa các đặc tả sản phẩm hàng hóa phái sinh, Nhà đầu tư cần tư thêm về đầu tư hàng hóa vui lòng gọi hotline hoặc
Tham gia nhóm HHPS Zalo: https://zalo.me/g/ybqdyf026
bạn có thể tham gia nhóm cộng đồng của chúng tôi để nhận các hỗ trợ giao dịch hoặc tham gia các nhóm telegram để nhận tín hiệu giao dịch. GCL cũng cử nhân viên hỗ trợ 1-1 cho khách hàng trong quá trình giao dịch.