Giao dịch với chỉ báo RSI kết hợp với các đường WMA, EMA.

Tiếp theo về chủ đề giao dịch với chỉ báo RSI , đội ngũ giaodichhanghoa.net giới thiệu thêm cách sử dụng hiệu quả công cụ chỉ báo RSI kết hợp với các đường trung bình bao gồm EMA và WMA. Phương pháp tạo nên hệ thống giao dịch hoàn chỉnh cho nhà giao dịch hàng hóa cũng như các công cụ tài chính khác .

Bài này chúng tôi sẽ không đi giới thiệu lại RSI là gì?, EMA là gì? WMA là gì?. Các kiến thức này bạn có thể xem lại bài viết hoặc tra google. Nhưng bạn lưu ý đây là ba thành phần tạo nên phương pháp giao dịch mà chúng tôi đang giới thiệu. Bạn cần phải nắm rõ nó là gì nhé.

Cách tạo hệ thống RSI kết hợp EMA, WMA trên tradingview.

Đây là cách đưa vào đồ thị tradingview, các hệ thống phân tích khác sẽ có cách đưa vào riêng, chúng tôi chọn tradingview bởi yếu tố rộng rãi và sẵn có của các chỉ báo.

Đơn giản nhất là từ trang đồ thị của Tradingview, bấm vào biểu tượng fx, gõ từ khóa RSI WMA, sau đó bấm chọn RSI WMA [Le SoLeil].

Giao dịch với chỉ báo RSI kết hợp với các đường MA.

Kết quả bạn sẽ được các chỉ báo này nằm ở phía dưới của đồ thị.

Đây là thông số của chỉ báo này, lưu ý là sẽ gồm 1 RSI cơ bản 14 phiên, đường EMA 9 phiên, WMA 4 phiên, mức quá mua, quá bán lần lượt là 80 và 20.

Bạn có thể thay đổi mức quá mua, quá bán thành 60 và 40 để phù hợp với phương pháp giao dịch xu hướng với chỉ báo RSI trên một biểu đồ.

Phương pháp giao dịch với hệ thống RSI kết hợp EMA, WMA

RSI là đường màu tím, WMA 45 là đường màu xanh còn EMA 9 là đường màu xám .

Trong hệ thốn này RSI có thể xem như cách bạn sử dụng đường giá để đánh giá đồ thị, các đường EMA, WMA là đường hỗ trợ, kháng cự động.

Xu hướng:

Khi RSI nằm trên WMA, ta nói rằng xu hướng là tăng giá, ngược lại RSI nằm dưới WMA là giảm giá, nếu RSI giao động biên ngắn quanh WMA ta nói rằng hàng hóa đang đi trong biên hay sideway. Đây là là cơ sở để dùng hệ tống này để làm tín hiệu xác nhận cho việc nên giữ hay thoát các lệnh đang có.

Hỗ trợ kháng cự động:

WMA được xem như đường hỗ trợ, kháng cự của RSI, khi RSI tăng lên và gặp WMA, đường WMA có xu hướng cản sự tăng này và RSI thường có xu hướng đi xuống trở lại. Ngược lại khi RSI đi xuống nếu gặp WMA thì có xu hướng tăng trở lại. Đây là cơ sở cho chiến lược BUY/ SELL tại vùng test lại khi giá phá vỡ một HT/ KC mà tôi hay đề cập hay là giao dịch Pullback.

Giao dịch theo tín hiệu giao cắt

Khi tín hiệu RSI từ dưới vượt qua đường WMA, chúng ta nói xu hướng chuyển sang tăng giá và đây có thể là điểm để vào lệnh BUY. Ngược lại RSI cắt xuống WMA thể hiện cho xu hướng giảm hình thành và là tín hiệu cho lệnh SELL.

Một số lưu ý:

  • Nên giao dịch hệ thống này với các công cụ khác để có tín hiệu, đặc biệt hệ thống này rất hợp với bộ chỉ báo Ichimoku.
  • RSI có xu hướng càng mở rộng so với WMA thì tín hiệu tăng, giảm càng rõ và giao dịch càng an toàn.
  • RSI đặc biệt thích hợp với hỗ trợ, kháng cự, kết hợp với phương pháp giao dịch RSI theo xu hướng để có kết quả tốt nhất

Trên đây là phần giới thiệu về RSI kết hợp với các đường WMA, EMA., các bạn cần back test và thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng và lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm cho khoản thua lỗ của bạn, người chịu trách nhiệm luôn là chính bạn. Xác xuất của phương pháp là rất cao, nhưng giao dịch tài chính luôn tiềm ẩn rủi ro và không phải dành cho tất cả mọi người.

Nếu có như cầu về giao dịch hàng hóa, hỗ trọ khac, chúng tôi cập nhật chi tiết trong Room  Kênh Zalo: https://zalo.me/g/wznpnm651 | Kênh Telegram: https://t.me/thitruongtuonglai . Nhà đầu tư đăng ký để được hỗ trợ hoặc gọi

Hotline: 0339.337.337/ 0339.337.337

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *