Bảo hiểm giá hàng hóa trong phái sinh hàng hóa

Bảo hiểm giá giúp người nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát giá thị trường và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt.

Nguồn gốc của Bảo hiểm giá hàng hóa bắt nguồn từ việc tìm kiếm giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro về những biến động giá gây bất lợi cho người nông dân hay doanh nghiệp. Bảo hiểm giá hàng hóa giúp người nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát giá thị trường và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt. Chính nhu cầu này, Bảo hiểm giá hàng hóa ra đời như một giải pháp để nông dân, doanh nghiệp an tâm giao dịch.

Khái niệm giao dịch hàng hóa tương lai

Giao dịch hàng hóa tương lai là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai. Các thông tin giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa… được niêm yết tại các Sở Giao dịch Hàng hóa trên thế giới. Các giao dịch hàng hóa tương lai được thực hiện trên các sàn giao dịch quốc tế như: NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo)…

Tại thời điểm giao hàng, dù giá lên hay xuống, các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hóa được giao theo giá đã chốt trước đó.

Giao dịch hàng hóa tương lai đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng chưa được biết đến rộng rãi ở nước ta. Từ 4/2018 nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 158/2006/NĐ-CP cho phép liên thông với các Sở Giao dịch Hàng hóa khác ở nước ngoài, giúp loại hình này được biết đến nhiều hơn.

Thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp trong nước sẽ thực hiện việc mua – bán hàng hóa (dầu thô, cà phê, cao su…) trên thị trường quốc tế với giá thỏa thuận hôm nay, nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Điều quan trọng nhất là tại thời điểm giao hàng, dù giá lên hay xuống thì các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hóa được giao theo giá đã chốt trước đó.

Đại diện Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi – một trong những thành viên kinh doanh thuộc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết, dù là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu phải chịu nhiều thua thiệt do chênh giá chào bán với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn thế giới, đôi khi lên tới cả 100 USD một tấn. Do đó, việc tham gia giao dịch hàng hóa qua sàn giúp doanh nghiệp xóa nhòa khoảng cách chênh giá đó, và chỉ phải chịu một khoản phí rất nhỏ (khoảng 3,5 USD một tấn) cho các nhà môi giới, từ đó tối ưu hóa được lợi nhuận mình ở mức cao nhất.

Ngoài cà phê, còn nhiều mặt hàng khác có thể giao dịch trên thị trường kỳ hạn thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa như: lúa mì, ngô, bông, ca cao, đường, đồng, bạc, dầu thô…

Việc hình thành Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) – một định chế trung gian, một trung tâm giao dịch hàng hóa xuyên biên giới có liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà xuất khẩu tại Việt Nam

Đầu tư hàng hóa – công cụ bảo hiểm giá trong giao dịch hàng hóa

Một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay của nông dân Việt Nam là việc chăn nuôi, trồng trọt vẫn còn chạy theo giá sản phẩm. Từ đó, người nông dân không ổn định trong sản xuất cũng như đời sống khó nâng cao.

Bảo hiểm giá hàng hóa là một trong những cách giúp người nông dân an tâm sản xuất, kinh doanh.
Nhìn nhận ở góc độ một doanh nghiệp thu mua, nhận ký gửi nông sản của nông dân tích trữ, khi giá đang giảm thấp nhằm trông đợi bán giá cao khi giá tăng. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng biến động theo kỳ vọng của doanh nghiệp. Nếu thị trường biến động ngược với kỳ vọng của doanh nghiệp, họ sẽ phải chịu tổn thất nặng nề. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp, đại lý thu mua cà phê phá sản ở khu vực Tây Nguyên trong nhiều năm vừa qua.

Cách thức hoạt động của Bảo hiểm giá hàng hóa

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

Doanh nghiệp A là một công ty sản xuất nệm cao su, cần mua 100 tấn để sản xuất nệm với giá mua cao su dự kiến là 10.000 đồng một kg và phải giao hàng sau 6 tháng. Trong 6 tháng, để quản lý rủi ro biến động, giá cao su tăng lên so với giá dự kiến.

Hiện, doanh nghiệp lên sàn giao dịch mua 100 tấn cao su kỳ hạn 6 tháng với mức giá 10.000 đồng một kg. Sau 6 tháng, nếu giá cao su lên 15.000 đồng một kg, doanh nghiệp sẽ bán hợp đồng kỳ hạn đã mua với giá 15.000 đồng một kg. Phần chịu lỗ tại thị trường cơ sở đúng bằng phần lợi nhuận có được từ giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa hoặc ngược lại. Việc thực hiện bảo hiểm giá đã giúp cho doanh nghiệp A an tâm về chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào cho 6 tháng sản xuất.

Người nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp nếu giá hàng hóa tăng. Vì vậy, để bảo đảm lợi nhuận, Bảo hiểm giá hàng hóa là một trong những giúp người nông dân an tâm sản xuất, kinh doanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *