Như chúng ta đã học ở bài trước, trong 1 chu kỳ sóng nó gồm có 2 pha là pha sóng chính (impulse phase) và pha điều chỉnh (correction phase). Pha đẩy gồm có 5 sóng đẩy 1-2-3-4-5. Pha điều chỉnh gồm có 3 sóng điều chỉnh A-B-C.
Bài thứ 2 này, chúng ta cùng tìm hiểu về pha sóng đẩy (impulse phase) , cách nhận diện và các mô hình của pha sóng này.
Các khái niệm của pha sóng chính:
- Pha sóng chính sẽ nằm trong giai đoạn thị trường uptrend hoặc downtrend. Như vậy pha sóng chính sẽ nằm trong một xu hướng rõ ràng, đây cũng là dấu hiệu nhận biết pha sóng chính.
- Mối quan hệ là kết thúc một pha sóng chính sẽ là pha sóng điều chỉnh và ngược lại, đây được xem như sự tuần hoàn tạo nên các chu kỳ thị trường.
- Có 4 mô hình thường gặp của pha sóng chính: Impulse wave, Extended wave, Leading Diagonal và Ending Diagonal. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về từng mô hình ở các chủ đề tiếp theo.
Lưu ý, nhà đầu tư chỉ nên giao dịch với pha sóng chính, khi thị trường có xu hướng.
Cấu trúc của pha sóng chính trong nguyên lý sóng Elliott.
Pha sóng chính luôn phải có cấu trúc năm sóng được đánh nhãn lần lượt 1-2-3-4-5, trong đó 1-3-5 là các pha sóng chính nhỏ, sóng 2-4 là các pha sóng điều chỉnh nhỏ.
Pha sóng chính tuân theo 3 quy tắc của một pha sóng chính, nếu không đúng theo quy tắc này, bạn đếm sai và phải đếm lại:
Quy tắc số 1: Sóng 2 không bao giờ được phép hồi lại quá chân sóng 1
Sóng 2 thường hồi lại trong vùng Fibonacci 0.5 và 0.618 của sóng 1. Tuy nhiên nhiều khi trong một xu hướng mạnh ta vẫn thấy nó chỉ hồi lại ở vùng Fibonacci 0.382. Trong một vài trường hợp ít gặp, ta có thể thấy sóng 2 hồi lại gần hết sóng 1. Nhưng nó không được phép hồi lại quá chân sóng 1. Nếu sóng 2 đi quá chân sóng 1 thì có nghĩa là ta đã đếm sai.
Quy tắc 2: Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong 3 sóng 1-3-5 Sóng 3 là sóng có xu thế mạnh nhất trong 3 sóng 1-3-5, do đó nó không bao giờ là sóng ngắn nhất. Điều đó không có nghĩa là nó phải là sóng dài nhất. Rất thường xuyên ta thấy sóng 3 có độ dài bằng sóng 1 hoặc bằng sóng 5. Nếu đếm mà sóng 3 ngắn nhất thì là đếm sai.
Quy tắc 3: Sóng 4 không bao giờ được vi phạm vào vùng sóng 1, ngoại trừ một ngoại lệ, đó là trong sóng tam giác (triangle). Sóng tam giác có các bước sóng chồng lên nhau nên trong sóng tam giác thì sóng 4 sẽ chồng lên bước sóng của sóng 1.
Trên đây là các lý thuyết về đặc điểm và quy tác của pha sóng chính, chúng tôi sẽ giới thiêu tiếp các bài về các mô hình của pha sóng chính, pha sóng đẩy ở các bài viết sau.
Chúng tôi cập nhật chi tiết trong Room Kênh Zalo: https://zalo.me/g/wznpnm651 | Kênh Telegram: https://t.me/thitruongtuonglai . Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản để được hỗ trợ.